Thờ phụng Triệu Việt Vương

Đình Phù Sa ở cửa Thần Phù.Đền thờ Triệu Quang Phục ở thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình.

Người đời sau lập nhiều đền thờ ông ở vùng cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập trung chủ yếu ở vùng ven biển hai tỉnh Ninh BìnhNam Định.

Nam Định, ông được thờ tại chùa Độc Bộ, huyện Ý Yên. Tại vùng đất mới xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng nằm ở gần cửa Đáy, người dân cũng xây dựng đền thờ. Đền làng Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ Đức Triệu Việt Vương Hoàng Đế, dân làng mở hội từ ngày 11 tới ngày 14 tháng 8 âm lịch hàng năm với rất nhiều nghi lễ truyền thống và sự tham dự của người dân địa phương và du khách thập phương. Đền làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ Đức vua Triệu Việt Vương, dân làng mở hội từ mùng 5 tới mùng 6 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ cổ truyền. Một số nơi khác ở Nam Định nữa thờ ông là chùa Thiên Biên Tự, thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu,đình làng Phúc Lộc thuộc xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.

Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Huyện Kim Sơn, Ninh Bình nay nằm ở cửa sông Đáy có rất nhiều đền thờ Triệu Việt Vương như: đình Chất Thành (xã Chất Bình), đình làng Kiến Thái (xã Kim Chính), miếu Thượng (xã Thượng Kiệm), đền Ứng Luật (Quang Thiện), đình làng Chỉ Thiện (Xuân Thiện, đình xã Lưu Phương hay đền làng Yên Thổ (xã Yên Mật).

Tại vùng văn hóa cửa biển Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình có đình Phù Sa và đền Nhân Phẩm[9] là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia thờ Triệu Việt Vương là Thành hoàng làng. Xã Yên Từ cũng có đền thờ Triệu Việt Vương. Tại Ngã ba (sông Hoàng Long, Hoa Lư) người dân cũng lập đền thờ Vương.

Yên Khánh là vùng đất thuộc cửa biển xưa nay đã lùi xa vào đất liền, tại đây có hàng chục đền thờ Triệu Quang Phục nằm ở các xã như: đền Duyên Phúc (xã Khánh Hồng), đền Triệu Việt Vương (Thị trấn Yên Ninh), đền Tiên Yên, chùa Kim Rong (Khánh Lợi)[10], đền Triệu Việt Vương ở các xã Khánh Hải, Khánh Tiên...

Tại đền Hóa Dạ Trạch xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, bên cạnh ban thờ của Chử Đồng Tử có ban thờ của Triệu Việt Vương.

Năm 2012, tại xã An Vỹ, huyện Khoái Châu (cạnh xã Dạ Trạch) đã xây dựng ngôi đền thờ riêng Triệu Việt Vương (còn gọi là đền Vua Rừng), tương truyền là nơi ông tích trữ lương thảo và thao luyện quân sĩ. Đền còn thờ cha mẹ, các vợ và các tướng phò giúp ông. Lễ hội đền diễn ra vào ngày 12 tháng 8 hằng năm. Năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm và dâng hương tại đền.

Tỉnh Hưng yên cũng đang tiến hành xây dựng một ngôi đền mới thờ riêng Triệu Việt Vương ngay cạnh đền Hóa Dạ Trạch.

Sơ đồ phân bố các di tích thờ Vua ở Ninh Bình với nơi thờ Triệu Việt Vương được tô màu tím